Dự án FDI của ngành nào thu hút nhiều vốn nhất năm 2021.

Cập nhật: Tháng Một 21, 2022

Trong danh sách những dự án FDI lớn đầu tư vào Việt Nam năm 2021, một số các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng như dự án điện khí Long An 1, 2 hay dự án nhiệt điện Ô Môn 2 có số vốn đầu tư lớn. Nhưng lĩnh vực chế biến chế tạo mới là ngành đóng vai trò chủ lực trong thu hút FDI năm vừa qua.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 12/2021, vốn đăng ký của các dự án FDI tăng 123,3% so với cùng kỳ (+72,4% so với tháng trước) lên 4,7 tỷ USD. Trong năm 2021, vốn đăng ký của các dự án FDI tăng 9,2% so với cùng kỳ lên 31,2 tỷ USD (so với mức giảm 25,0% so với cùng kỳ trong năm 2020).

Cụ thể, có 1.738 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký 15,3 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020; 985 dự án đã nhận cấp phép từ các năm trước được chấp thuận điều chỉnh vốn đầu tư (FDI tăng thêm) với tổng vốn tăng thêm là 9,0 tỷ USD (+40,6% so với cùng kỳ); 3.797 lượt góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 6,9 tỷ USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Về tình hình giải ngân, vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 19,7 tỷ USD trong năm 2021, giảm 1,2% so với cùng kỳ (so với mức giảm 2,0% năm 2020).

Dự án FDI Ngành Vốn đăng ký (tỷ USD) Tỉnh/ Thành phố
Dự án điện khí (LNG) Long An 1, 2 Năng lượng 3,1 Long An
Dự án mở rộng nhà máy LG tại Hải Phòng Chế biến chế tạo 2,2 Hải Phòng
Dự án nhiệt điện Ô Môn 2 Năng lượng 1,3 Cần Thơ
Dự án nhà máy giấy Kraft’s Vina Chế biến chế tạo 0,6 Vĩnh Phúc
Nhà máy Polytex Far Eastern Vietnam Chế biến chế tạo 0,6 Bình Dương
Nhà máy Jinko Solar PV Vietnam Chế biến chế tạo 0,5 Quảng Ninh
Dự án mở rộng nhà máy chế tạo lốp Radian Chế biến chế tạo 0,3 Tây Ninh
Dự án của Foxconn Chế biến chế tạo 0,3 Bắc Giang
Dự án Fukang Technology Chế biến chế tạo 0,3 Bắc Giang

Đáng chú ý, bước sang năm 2022, các chuyên gia VNDIRECT cho rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong năm 2022. Các yếu tố thúc đẩy xu hướng này bao gồm:

Thứ nhất: Việt Nam có kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ đầu năm 2022. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và chuyên gia quay trở lại Việt Nam và thúc đẩy đầu tư trong năm tới.

Mở cửa lại các chuyến bay quốc tế tới Việt Nam

Mở cửa lại các chuyến bay quốc tế tới Việt Nam

Thứ hai: Việt Nam vẫn là một địa điểm hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài trong chiến lược đa dạng hóa “Trung Quốc + 1” do các lợi thế như giá nhân công cạnh tranh và dân số lớn.

Thứ ba: Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) rất tiến bộ với các đối tác lớn trên thế giới như CPTPP, EVFTA, RCEP … Do đó, các nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi lớn về thuế khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước đã có FTA với Việt Nam.

Với những lợi thế đó, VNDIRECT kỳ vọng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam sẽ tăng khoảng 9-10% so với cùng kỳ và vốn FDI giải ngân tăng 8-9% so với cùng kỳ vào năm 2022.

Nguồn: Cafef.vn

Helen
Property Investment & Advisory Manager 15 years experience
Kater
Industrial Property
Consultant
5 years experience