Vài năm trở lại đây, mô hình nhà phố thương mại – shophouse đang là loại hình bất động sản “hot”, được nhiều khách hàng và nhà đầu tư săn đón. Nhanh chóng nắm bắt xu hướng này, các ông lớn trong ngành bất động sản cũng liên tục cho ra những dự án shophouse mới, điển hình như Shophouse Phú Mỹ, shophouse Vinhome,…
Vậy shophouse là gì? Chúng có những ưu, nhược điểm nào? Những thông tin trong bài viết hôm nay của Incomreal Đà Nẵng sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên.
Shophouse là loại hình bất động sản mới, kết hợp căn hộ nhà ở với cửa hàng thương mại. Vì vậy mà shophouse còn có tên gọi khác là nhà phố thương mại.
Tại Việt Nam, mô hình shophouse bắt đầu phát triển từ những năm 2015, 2016 nhưng đã nhanh chóng trở thành xu hướng mới trong thị trường bất động sản vào giai đoạn 2017 đến nay nhờ có thiết kế thông minh và tính đa công năng.
Bên cạnh các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì shophouse cũng dần phổ biến ở những tỉnh thành khác như Hải Phòng, Huế, Quảng Ngãi,…
Không giống như việc thuê mặt bằng của các căn nhà mặt phố để buôn bán với giá thành đắt đỏ và bị phụ thuộc vào người chủ cho thuê. Sở hữu shophouse cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ được cấp sổ đỏ và có thể làm những việc mình muốn.
Dưới đây là những ưu điểm vượt trội khiến shophouse được nhiều khách hàng săn đón:
+Tọa lạc ở vị trí đắc địa
Các căn shophouse thường nằm ở mặt tiền đường lớn trong các khu đô thị có đông người lưu thông qua lại. Mục đích là để đảm bảo việc kinh doanh hoặc cho thuê đạt hiệu quả cao.
+ Thiết kế thông minh
Shophouse có thiết kế thông minh để đảm bảo cả 2 mục đích: ở và kinh doanh. Thông thường 1 căn shophouse sẽ có thiết kế từ 3 – 5 tầng. Trong đó tầng 1 và tầng 2 sẽ là nơi kinh doanh buôn bán hoặc cho thuê làm văn phòng, các tầng trên sẽ là nơi để sinh hoạt nghỉ ngơi của gia đình.
+ Số lượng hạn chế
Vì đối tượng phục vụ chính của shophouse là cư dân trong dự án nên số lượng shophouse cũng rất hạn chế. Với các dự án tầm trung, số lượng shophouse chỉ chiếm từ 2 – 3% tổng số lượng sản phẩm. Với các dự án có quy mô lớn như Khu đô thị thì con số này cũng không vượt quá 5%.
Điển hình như Khu đô thị HUD Phú Mỹ tại Quảng Ngãi. Dù có quy mô lên đến 122,8ha nhưng chỉ có vỏn vẹn 100 căn shophouse bố trí ở 2 bên trục đường 50m.
+ Thuận tiện di chuyển
Shophouse tọa lạc ở những vị trí trung tâm, trên trục đường chính của dự án nên rất thuận tiện cho việc di chuyển, còn cư dân trong dự án có thể dễ dàng đỗ xe ngay bên lề đường để mua sắm.
+ Doanh thu từ cho thuê cao
Nếu bạn không muốn tự buôn bán kinh doanh có thể cho thuê shophouse làm văn phòng, địa điểm kinh doanh,….Theo thống kê từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, doanh thu từ việc cho thuê shophouse trong 3 năm qua luôn đạt từ 8 – 12%/năm.
+ Thanh khoản tốt
Khả năng thanh khoản tốt là 1 ưu điểm nữa của shophouse khiến mô hình bất động sản mới này được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Với các ưu thế vượt trội về vị trí, số lượng, khả năng kết nối giao thông, các nhà đầu tư có thể dễ dàng bán lại shophouse khi có nhu cầu.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật ở trên thì shophouse cũng có một số hạn chế như sau:
+ Giá thành cao
Vị trí đắc địa cộng với sự khan hiếm về số lượng đã đẩy giá các căn shophouse lên cao. Trong 1 dự án khu đô thị, shophouse sẽ có giá cao hơn cả biệt thự, nhà phố liền kề.
+ Phụ thuộc vào yếu tố cộng đồng
Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công khi đầu tư shophouse đó là khả năng lấp đầy cư dân của dự án.
Các khu dân cư, khu đô thị phải có cư dân đông đúc, sầm uất thì shophouse mới cho khả năng sinh lợi nhuận cao.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi shophouse là gì? Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho các bạn trong công cuộc tìm kiếm và đầu tư shophouse sắp tới.