Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (DVTS) thành lập theo Quyết định số 5210/QĐ-UB ngày 4-9-2001 trên cơ sở gộp các cụm công nghiệp thủy sản hiện có trên địa bàn thành phố do Sở Thủy sản – Nông lâm làm chủ đầu tư.
Đến tháng 12-2002, Khu công nghiệp DVST Đà Nẵng được chuyển giao cho Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp DVTS Đà Nẵng hoạt động ở 2 lĩnh vực: công nghiệp chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần cảng cá.
Qua các lần điều chỉnh, KCN DVTS Đà Nẵng có tổng diện tích là 50,63 ha. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu: hệ thống giao thông, thoát nước, san nền, điện chiếu sáng, cấp nước trong toàn KCN… đã được xây dựng hoàn chỉnh. Hiện tại, nước thải KCN DVTS Đà Nẵng được thu gom về Trạm xử lý nước thải Sơn Trà.
Hiện, thành phố Đà Nẵng đang nghiên cứu giải pháp chuyển đổi ngành nghề các dự án thủy sản sang dịch vụ – thương mại tại KCN DVTS Đà Nẵng.
Thời gian hoạt động của dự án tới năm 2046
Hình ảnh thực tế Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng
Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản Đà Nẵng nằm tại Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Vị trí dư án khu công nghiệp
Cấp điện:
KCN dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng có trạm biến áp 110/35/22KV cùng hệ thống cấp điện hoàn chỉnh
Cấp nước:
Nhà máy nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo đầy đủ nguồn nước đầu vào cho toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghiệp.
Thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn được cung cấp bới các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT, FPT,… với đầy đủ các dịch vụ Internet, Fax, điện thoại di động,… đảm bảo liên lạc được nhanh chóng và thông suốt cả trong nước và quốc tế.
Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước được xây dựng riêng biệt và hoàn chỉnh.Hoạt động chính của Khu công nghiệp là chế biến thủy sản nên vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý nước thải là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ban quản lý KCN, chính quyền và cả người dân địa phương. Ban đầu Trạm xử lý nước thải do Công ty Quốc Việt quản lý và vận hành từ tháng 7-2010 với công suất thiết kế 3.000m3/ngày đêm, sau đó thành phố quyết định xây dựng một trạm xử lý nước thải khác với công suất 10.000m3/ngày đêm để xử lý nước thải KCN và nước thải sinh hoạt khu dân cư
Giao thông:
Hệ thống giao thông trong và ngoài khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ, đảm bảo mọi hoạt động lưu thông và vận chuyển hàng hoá cho các xe có trọng tải lớn.
Khu công nghiệp ưu tiên thu hút ở 2 lĩnh vực chính: công nghiệp chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần cảng cá.
Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy của các KCN khá cao, ngoại trừ những ưu đãi về thuế, thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 67/QĐ-UBND về việc bãi bỏ các chính sách ưu đãi đầu tư
Bản đồ quy hoạch dự án khu công nghiệp
Download file sơ đồ quy hoạch chất lượng cao: Link
Ưu điểm:
Dễ dàng tiếp cận được một lượng lớn lực lượng lao động trẻ, có tay nghề cao, được đào tạo từ các trường Đại học, cao đẳng, trung học và các trường dạy nghề của Thành phố Đà Nẵng.
Nguồn nhân lực của Tp Đà Nẵng chiếm khoảng 50% dân số. Ngoài ra, nguồn nhân công còn bắt nguồn từ một số tình thành lân cận như: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quãng Ngãi…nhằm hứa hẹn đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư.
Toàn bộ cơ sở hạ tầng của Khu công nghiệp đã hoàn thiện 100% và nằm sát cảng cá Thọ Quang nên thuận tiện cho các lĩnh vực trong khu công nghiệp hoạt động dễ dàng.
Hệ thống giao thông đồng bộ khi chỉ mất 15 phút để tới trung tâm thành phố Đà Nẵng và các địa điểm quan trọng của thành phố như sân bay quốc tế, cảng Liên Chiểu, Nhà ga, Bến xe, Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Cao tốc Đà Nẵng – Huế, tuyến quốc lộ 1A, …
Nhược điểm:
Dự án chỉ dành cho ngành chế biến thủy sản và hậu cần cảng cá nên hạn chế các nhà đầu tư vào đây.