Thủ tục đầu tư dự án tại Việt Nam

Cập nhật: Tháng tư 6, 2021

Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư là công việc được thực hiện khá thường xuyên trên thực tế, con người luôn có xu hướng quan sát, nhận xét, rút kinh nghiệm để lần thực hiện sau thuận lợi, tiết kiệm, có kết quả cao hơn lần trước, dần dần hình thành quy trình ngày càng hợp lý cho quá trình thực hiện công việc đó.  “Quy trình” là một thuật ngữ Hán – Việt được sử dụng khá phổ biến trong sinh hoạt xã hội. Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, thì “quy trình” càng được sử dụng rộng rãi hơn. Bởi vậy, cách hiểu về thuật ngữ này khá thống nhất: đó là những thủ tục mà các chủ thể phải tiến hành khi xúc tiến một hoạt động nào đó. Theo Từ điển tiếng Việt thì “quy trình” được hiểu là “trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó”. Trong Từ điển Oxford có định nghĩa quy trình (Procedure) nghĩa là một trật tự chính thức hay cách thức làm việc nào đó, đặc biệt là trong kinh doanh, chính trị, pháp lý…, là một loạt các hoạt động cần được hoàn thành để đạt được một cái gì đó. Khái niệm quy trình không được đặt ra khi chỉ có một hoạt động đơn lẻ mà chỉ được nói đến khi có nhiều hoạt động khác nhau cần phải tiến hành theo một thứ tự nhất định để hoàn thành một công việc nhất định.

Theo đó, quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư có thể hiểu là toàn bộ những công việc cần thiết mà các chủ thể có liên quan phải thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Từ nhiều năm nay, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư nói riêng luôn không ngừng được hoàn thiện trên lộ trình cải cách, điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách, luật lệ cho phù hợp với “luật chơi” quốc tế, chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư… Chính phủ Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư thông thoáng, nhanh gọn theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giảm thiểu các quy định mang tính “xin-cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh. Trên cơ sở đó, một trong những mục tiêu chủ đạo khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành là đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư cho chủ đầu tư khi đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định và trong thời hạn quy định. Các nhà đầu tư sẽ được hướng dẫn cụ thể và giải đáp kịp thời những vướng mắc trong quá trình xin cấp Giấy phép đầu tư, nếu có.

1. Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Căn cứ vào quy mô dự án đầu tư, lĩnh vực đầu tư cũng như việc phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư được quy định như sau:

1.1. Dự án do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư

1.1.1. Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư quy định tại Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, cụ thể:

a. Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

– Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

– Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

– Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

– Phát thanh, truyền hình;

– Kinh doanh casino;

– Sản xuất thuốc lá điếu;

– Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

– Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

b. Dự án đầu tư không thuộc quy định nêu trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

– Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

– Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

– Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

c. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

– Kinh doanh vận tải biển;

– Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

– In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;

– Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

d. Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b, c trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

đ. Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b, c trên không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

e. Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b, c trên thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

1.1.2. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư nêu trên được thực hiện trên địa bàn.

1.2. Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là Ban Quản lý) cấp Giấy chứng nhận đầu tư

– Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư quy định tại Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư

– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư nêu trên được thực hiện trên địa bàn.

Đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn chưa được quy định thuộc quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ dự án đầu tư được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tư và làm các thủ tục đầu tư theo quy định.

2. Nội dung Giấy chứng nhận đầu tư

a. Mẫu Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Tên, địa chỉ của nhà đầu tư;

– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; nhu cầu diện tích đất sử dụng;

– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;

– Tổng vốn đầu tư;

– Thời hạn thực hiện dự án;

– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư;

– Xác nhận các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

b. Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì Giấy chứng nhận đầu tư có nội dung bao gồm nội dung nêu trên và nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c. Nhà đầu tư trong nước trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2006/NĐ-CPcó yêu cầu thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo như quy định tại điểm b trên.

3. Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư

3.1. Đối với dự án đầu tư trong nước không phải đăng ký đầu tư

Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Nếu có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký đầu tư hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3.2. Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước

– Nhà đầu tư trong nước phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc các trường hợp là dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư; dự án không thuộc đối tượng các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.

– Nhà đầu tư đăng ký đầu tư tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khi công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế).

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được văn bản đăng ký đầu tư.

– Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký đầu tư hợp lệ.

3.3. Đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư như sau:

a. Hồ sơ đăng ký đầu tư gồm:

– Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;

– Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).

b. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;

– Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

c. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không được yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ nào khác.

3.4. Thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

a. Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);

– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân;

– Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);

– Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;

-Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

b. Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh, ngoài hồ sơ quy định nêu trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;

– Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

c. Nội dung thẩm tra:

– Sự phù hợp với: quy hoạch kết cấu hạ tầng – kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.

Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch hoặc chưa có trong quy hoạch nêu trên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch;

– Nhu cầu sử dụng đất: diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất;

– Tiến độ thực hiện dự án: tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án;

– Giải pháp về môi trường: đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường và giải pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường.

3.5. Thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

a. Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm:

– Hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP (xem thêm tiểu mục a, b Mục 3.3) ;

– Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

b. Nội dung thẩm tra:

– Thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện quy định tại Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan;

Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm thẩm tra khả năng đáp ứng các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP;

Trường hợp các điều kiện đầu tư đã được pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải lấy ý kiến thẩm tra của các bộ, ngành liên quan;

– Đối với dự án đầu tư trong nước, nếu dự án đã đáp ứng các điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy trình đăng ký đầu tư quy định tại Điều 43 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP (xem thêm mục 3.2).

3.6. Thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

a. Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm:

– Hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 45 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP (xem thêm tiểu mục a, b mục 3.4);

– Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP .

Nội dung thẩm tra theo quy định tại tiểu mục c mục 3.4 và tiểu mục b mục 3.5 nêu trên.

4. Về quy trình thẩm tra dự án đầu tư

4.1. Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ:

– Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó ít nhất có 1 bộ hồ sơ gốc.

– Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.

– Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư.

– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý, Văn phòng Chính phủ thông báo bằng văn bản ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về dự án đầu tư.

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

4.2. Đối với dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư

– Nhà đầu tư nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư 8 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư; nộp cho Ban Quản lý 4 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc đối với dự án do Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

– Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với dự án do Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý tổng hợp ý kiến các cơ quan được hỏi ý kiến để quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

Tựu trung lại, có thể lược đồ quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư như sau[1]:

Thủ tướng CP chấp thuận chủ trương đầu tư

7 ngày

5 ngày

5 ngày

Không hợp lệ

Trường hợp Thẩm tra cấp Giấy CNĐT

Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng CP

3 ngày

20 ngày

(Ban Quản lý)

15 ngày

25 ngày

Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Sở KH & ĐT

Ban Quản lý

Trường hợp Đăng ký cấp Giấy CNĐT

– Lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, Sở ngành liên quan

– Văn bản ý kiến thẩm tra của các Bộ, Sở ngành liên quan

– Báo cáo thẩm tra trình Thủ tướng CP

Trường hợp dự án không thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng CP

Sở KH & ĐT

Ban Quản lý

UBND tỉnh (TP)

Ban Quản lý

Báo cáo thẩm tra

Trình UBND tỉnh

Sở KH & ĐT

20 ngày

(Sở KH & ĐT)

Ghi chú: -UBND tỉnh (TP): UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

-Ban Quản lý: Ban Quản lý các KCN, KCX, KKT

– Sở KH & ĐT: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

Trong đó, hồ sơ dự án đầu tư được lược đồ như sau[2]:

Trường hợp Đăng ký cấp giấy CNĐT

  1. Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu)
  2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
  4. Hợp đồng Hợp tác kinh doanh.

Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

  1. Bản đề nghị cấp giấy CNĐT (theo mẫu).
  2. Hợp đồng Hợp tác kinh doanh .
  3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
  4. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  5. Giải trình kinh tế – kỹ thuật.
  6. Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện.
  7. Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện của dự án khi tham gia thị trường.

Áp dụng đối với dự án có vốn đầu tư dưới 300 tỷ VNĐ (20 triệu USD) và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Áp dụng đối với dự án có vốn đầu tư từ 300 tỷ VNĐ (20 triệu USD) trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

* Hợp đồng liên doanh (nếu có)

* Hồ sơ đăng ký kinh doanh

– Điều lệ doanh nghiệp

– Danh sách Hội đồng thành viên

– Danh sách cổ đông sáng lập

– Văn bản xác nhận vốn pháp định

– Chứng chỉ hành nghề

Đối với những lĩnh vực kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

Đối với những lĩnh vực kinh doanh yêu cầu Chứng chỉ hành nghề

Đối với công ty cổ phần

Đối với công ty TNHH, Cty hợp danh

Trường hợp dự án đầu tư có gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế

Trường hợp Thẩm tra

cấp giấy CNĐT

Áp dụng đối với dự án có vốn đầu tư từ 300 tỷ VNĐ (20 triệu USD) trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Tóm lại, quy định về quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong Luật Đầu tư năm 2005 cũng như trong Nghị định số 108/2006/NĐ-CP là cơ sở pháp lý chủ yếu, quan trọng để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế – xã hội, cũng như điều kiện tự nhiên, chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của từng vùng miền khác nhau mà quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư được áp dụng cụ thể, linh hoạt trên cơ sở quy định của pháp luật cho phù hợp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia đầu tư, kinh doanh. Và để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời dần tiến tới giải quyết thủ tục đầu tư theo cơ chế ”một cửa, tại chỗ”, các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư thường được các cơ quan này cập nhật, đăng tải đầy đủ trên trang Web của cơ quan hay bằng các phương tiện truyền tải thông tin khác.

Helen
Property Investment & Advisory Manager 15 years experience
Kater
Industrial Property
Consultant
5 years experience